Vào năm 2019 trong 1 cuộc phỏng vấn Emma Watson đã nhắc tới từ "Self-partner" có nghĩa là "Tự hợp tác" thay thế cho từ độc thân & cưới chính mình khi được hỏi về quan hệ tình cảm hiện tại hay 2023 chúng ta cũng bị cuốn theo bài hát "Flowers" của Miley Cyrus có ý nghĩa tôi có thể tự mua hoa và tự làm mọi thứ khiến bản thân tôi hạnh phúc mà không cần ai khác. Không những chỉ trong xã hội của chúng ta, trào lưu tự thân hạnh phúc là đủ đang trỗi dậy, mà cả các loại cây cũng đang có xu hướng tự sướng.
Như chúng ta đã biết, mối quan hệ giữa hoa và các loại côn trùng trong việc thụ phấn là mối quan hệ mật thiết phụ thuộc lẫn nhau và là nền tảng của hệ thống thực phẩm cũng như sự ổn định của hệ sinh thái tự nhiên trên toàn thế giới. Nhưng chúng đang thay đổi dưới nguy cơ của những loại cây biết tự thụ phấn.
Hiện nay, các nhà khoa học tìm thây ngày càng nhiều các loại cây có hoa có thể tự thụ phấn, hoặc chuyển phấn giữa các bông hoa của chính mình để tạo ra hạt giống, mặc dù hầu hết các loại cây này đã từng phụ thuộc vào các loài côn trùng như ong, bướm, ruồi bọ để được thụ phấn. Do sự suy giảm báo động của những loại côn trùng này — một nghiên cứu mới về sự tiến hóa của hệ thống giao phối của một số các loại hoa đã cho thấy một sự thay đổi đáng kể có thể làm trầm trọng thêm các thách thức mà các loài côn trùng của cây phải đối mặt.
So sánh hạt giống của các loài hoa dại được thu thập cách đây nhiều thập kỷ tại Pháp với các hậu duệ hiện đại của các loại hoa đó, Acoca-Pidolle và các đồng nghiệp của ông phát hiện ra rằng hoa ngày nay nhỏ hơn và tạo ra ít phấn hơn do sự tự thụ phấn tăng lên, điều này có tác động trực tiếp đến hành vi cũng như lượng thức ăn của những loài côn trùng.
Nghiên cứu được tiến hành trong một mẫu gồm 4.000 bông hoa, tỷ lệ tự thụ phấn tăng từ khoảng 50% đối với các bông hoa thu thập hai đến ba thập kỷ trước lên đến khoảng 80% cho những hậu duệ tự nhiên của chúng, các tác giả phát hiện. Trong khi đó, bề mặt của các bông hoa "tái sinh" lớn hơn 10%, tạo ra nhiều mật hơn 20% và thường xuyên được nhiều ong mật hơn so với các bản sao hiện đại của chúng hiện nay.
Một trong những nguyên nhân chính đằng sau sự phổ biến ngày càng tăng của sự tự thụ phấn là biến đổi khí hậu. Nhiệt độ tăng cũng như lượng mưa thay đổi, và các biến cố thời tiết cực đoan thường xuyên phá vỡ sự cân bằng của các hệ sinh thái nơi mà côn trùng phát triển. Những thay đổi này dẫn đến mất môi trường sống và thay đổi thời kỳ ra hoa, khiến cho côn trùng gặp khó khăn trong việc tìm thức ăn và nơi trú ngụ.
Một mối đe dọa quan trọng khác đối với côn trùng là mất môi trường sống và phân mảnh do các hoạt động của con người như phá rừng, đô thị hóa và mở rộng nông nghiệp nhà kính. Khi môi trường sống tự nhiên biến mất, cũng chính là lúc sự thụ phấn tự nhiên biến mất.
Ngoài mất môi trường sống, việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc trừ sâu càng làm tăng nguy cơ tuyệt chủng đối với các loại côn trùng. Những chất hóa học này, dùng để bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh, không may làm tổn thương các loài côn trùng có ích như ong và bướm. Tiếp xúc với thuốc trừ sâu làm yếu ong và bướm, khiến cho chúng giảm khả năng thụ phấn cây hiệu quả.
Khi cây trồng chuyển sang tự thụ phấn như một chiến lược sinh tồn, những tác động lan rộng được cảm nhận trong cả hệ sinh thái trở thành hiệu ứng Domino tự sướng. Việc phụ thuộc vào côn trùng không còn cần thiết nữa. Điều này, lần lượt, làm tăng thêm sự suy giảm tương tác giữa cây và côn trùng.
Sự gia tăng của sự tự thụ phấn trong cây trồng không chỉ là một hiện tượng thú vị trong thực vật học—đó là một dấu hiệu cảnh báo về các nguy cơ mất cân bằng sinh thái sâu sắc do các hoạt động của con người. Biến đổi khí hậu, mất môi trường sống, và việc sử dụng thuốc trừ sâu đe dọa sự phối hợp mỏng manh giữa cây trồng và côn trùng, làm đặt nền tảng của hệ sinh thái của chúng ta vào nguy cơ. Để bảo vệ tương lai của hàng ngàn loài côn trùng và các loài khác phụ thuộc lẫn nhau, hành động cấp bách là cần thiết để đối phó với những mối đe dọa này. Bằng cách giảm thiểu biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sống tự nhiên và thúc đẩy các phương pháp làm nông nghiệp hữu cơ, bền vững.